Mỗi năm, thị trường game quốc tế luôn đạt được những thành tựu vượt bậc. Có thể thấy ngành công nghiệp này đã chứng minh được sức hút và vị thế của mình trong suốt hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, liệu Việt Nam có cơ hội nào trong nền công nghiệp hơn 200 tỷ USD? 

Game Việt – thị trường đầy tiềm năng

Tại Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một cường quốc game của khu vực. Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 7 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng game được tải về các thiết bị. Ngoài ra, Việt Nam cũng xếp thứ 3 trong top 10 các nhà sản xuất ứng dụng game của khu vực. Cứ 25 games được download thì có một game sản xuất tại studio Việt Nam.

Ngoài ra, theo Báo cáo của We are social 2022, có 92% người Việt Nam đã từng chơi game trên ít nhất một thiết bị, thể hiện sự phổ biến của digital game trong đời sống của chúng ta. Trong đó chủ yếu chơi game trên smartphone (85%), PC (44,4%), Tablet (22,6%), Console (8,6%). Doanh thu của nền công nghiệp này tại Việt Nam cũng đứng top 5 trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam chưa có game nào nổi bật?

Nhắc đến game ở Việt Nam, không ít người nghĩ Việt Nam chỉ toàn mua bản quyền từ nước ngoài và phát hành lại, người Việt Nam không biết làm game. Nhưng sự thật có đúng vậy không? Thực tế, đã có nhiều game thuần việt 100% đã từng tạo nên sức ảnh hưởng lớn ở thị trường game nước ngoài với nội dung hấp dẫn và đồ họa đỉnh cao. Hãy cùng Thần Đèn điểm danh một số game tiêu biểu nhé:

1. Flappy Bird
Tuy chỉ xuất hiện một thời gian ngắn trên thị trường game, Flappy Bird đã trở thành niềm tự hào và là niềm cảm hứng cho các thế hệ làm game ở Việt Nam. Vào thời điểm 2013, Flappy Bird đã xuất hiện và làm cả thế giới “chao đảo” với lối chơi đơn giản nhưng cũng lại rất “khó nhai”.

2. 7554
7554 là một trong những tựa game bắn súng về chiến tranh Việt Nam hiếm hoi do chính người Việt phát triển. Trò chơi lấy bối cảnh lịch sử vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1946 – 1954. Ở thời điểm ra mắt, 7554 từng tạo ra một tiếng vang lớn đối với cộng đồng game thủ Việt Nam. Thậm chí, nhiều tờ báo công nghệ trên thế giới lúc đó cũng đã theo sát sự phát triển của tựa game này.

3. Toy Odyssey
Toy Odyssey – tựa game do người Việt sản xuất (Hikers Games) là một game nhập vai phiêu lưu hành động với nền tảng đồ họa 2D. ngay sau khi ra mắt, Toy Odyssey đã nhanh chóng lọt vào bảng xếp hạng “Popular New Releases – Những tựa game mới hot nhất” trên Steam và xếp ở vị trí thứ 8. Có thể thấy, sức hút của Toy Odyssey đang lan rộng, không chỉ ở trong nước mà ngay cả các game thủ nước ngoài cũng quan tâm đến trò chơi này.

4. Hoa
“Hoa” là tựa game giải đố platform do Skrollcat, một studio game người Việt thành lập và được phát hành bởi Kyx Studio và PM Studios. Game được nhiều tạp chí lớn đánh giá cao và giới thiệu như là một trong những game indie đáng chú ý nhất giai đoạn đầu năm 2021. Hoa đã chính thức phát hành trên cả hai nền tảng phân phối game bản quyền lớn nhất là Steam và Nintendo Switch. Game này được yêu thích do lối chơi nhẹ nhàng, đồ họa đẹp cùng những bản nhạc thư giãn.

5. Free Fire
Đối với các tín đồ game mobile thì chẳng lạ gì tựa game Free Fire làm mưa làm gió đến từ Việt Nam này. Năm 2020, game bắn súng thuần Việt này đã đạt mốc 500 triệu lượt tải về trên Google Play và 100 triệu lượt trên App Store. Đến tháng 6/2020, Free Fire lại khiến ai nấy phải trầm trồ khi lọt top 3 trong danh sách những game kiếm được nhiều tiền nhất trên nền tảng mobile của thế giới, chỉ chịu thua hai “ông lớn” là Peacekeeper Elite (PUBG Mobile Trung Quốc) và Honor of Kings (Vương Giả Vinh Diệu).

Liệu có cơ hội nào cho ngành game tại Việt Nam?

Với những số liệu thống kê tiêu biểu cùng các con game đầy tiềm năng mà người Việt đang sở hữu, có thể khẳng định rằng Việt Nam đang dần sánh vai cùng các nước năm châu trong nền công nghiệp game điện tử. 


Mặc dù vẫn còn nhiều định kiến về việc chơi game – học game đến từ các bậc phụ huynh và xã hội, game vẫn đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đã có rất nhiều game thủ, streamer và các nhà làm game thành công ở thị trường này. Tiêu biểu có thể kể đến SofM (LMHT), ZEROS (LMHT), PewPew (streamer) hay cả Độ Mixi (streamer).

Đây cũng là cơ hội phát triển cho các nhà làm game tương lai bởi tiềm năng cao trong nước và cả quốc tế với:

  • Đa dạng cơ hội nghề nghiệp: Đây là một thị trường tiềm năng không chỉ với các game thủ hay streamer chuyên nghiệp mà còn đem lại cơ hội hấp dẫn cho các nhà sản xuất và thiết kế game. 

  • “Khát” nhân lực: Hiện các nơi trên thế giới và cả Việt Nam đang rất cần nhân lực do thị trường còn khá mới, nhân lực chưa nhiều và đa số chỉ tập trung ở các nước phát triển.

  • Cơ hội được học tập và làm việc với các đối tác quốc tế: hiện nay tại các trường Đại Học ở Việt nam chưa có những ngành học liên quan trực tiếp đến game hoặc cũng chỉ dạy rất sơ sài về mảng này. Tuy là một điều đáng tiếc cho các bạn sinh viên Việt Nam nhưng cũng là một “lợi thế” khi bạn có thể lựa chọn theo đuổi ngành game bằng cách khác. Những bạn đam mê game và yêu thích công việc sáng tạo game giờ đây còn có thể thỏa sức “bùng cháy” cùng cơ hội được học tập ở các nước phát triển với mức học phí hấp dẫn.


{“title”:”BÀI BIẾT MỚI”,”number”:”5″}