Trong cả môi trường học thuật và đời sống thường ngày, mỗi chúng ta đều dễ rơi vào tình huống cần phải “tranh cãi” với những người có quan điểm, ý kiến khác với mình để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Thế nhưng, làm sao để “cãi” mà “không lộn”, vừa giữ được chính kiến của mình, vừa thuyết phục được mọi người? Hãy cùng Thần Đèn SHAPE tìm hiểu bộ ba “vũ khí lợi hại” trong mọi cuộc tranh luận, hùng biện nhé! 

1. Critical Thinking – Tư duy phản biện

  • Critical Thinking – Tư duy phản biện được sử dụng trong cả môi trường học thuật và thực tế để đánh giá, nhìn nhận vấn đề cặn kẽ, đa chiều.
  • Tư duy phản biện đòi hỏi chính kiến và sự quyết đoán, thái độ tỉnh táo để đưa ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề.

2. Debate – Tranh luận/Hùng biện

  • Cách thể hiện quan điểm trong tình huống có hai hay nhiều ý kiến bất đồng
  • Thái độ tranh luận là đối đầu gay gắt nhầm phủ định ý kiến của đối phương nhưng dựa trên những cơ sở lập luận hợp lý thuyết phục
  • Kết quả của một cuộc tranh biện đều sẽ có hai bên: Thắng và Thua 

3. Discussion

Panel Discussion: Thảo luận giữa một hội đồng và một đám đông trong không khí trang trọng. 

Group discussion: Thảo luận trong phạm vi một nhóm nhỏ với những cá nhân như một cuộc đối thoại gần gũi, thân thiện. 

  • Khác với Debate, cả Panel Discussion và Group Discussion đều thảo luận để đi đến một kết quả, giải pháp thống nhất cho một vấn đề. Khi thảo luận, mỗi cá nhân/tập thể có thể đưa ra ý kiến của riêng mình nhưng không nhầm phủ định những quan điểm khác. Kết quả của một cuộc thảo luận có thể là sự cộng gộp của nhiều quan điểm, ý kiến từ những người tham gia thảo luận. 

Để có thêm kiến thức về lĩnh vực tranh luận – hùng biện, SHAPE mời bạn tham dự Workshop BIỆN ĐÂU ĐÚNG ĐÓ diễn ra vào lúc 15h00 ngày 17/12/2022 tại SHAPE (Tầng 12B Tòa nhà Cienco4, 180 Nguyễn Thị Minh Khai phường Võ Thị Sáu, Quận 3)