Mentor hay Cố vấn chuyên môn là người có khả năng định hướng, đào tạo và đưa ra những lời khuyên, giải pháp cho các mentee hay “học trò” của mình.
1. Mentor là ai?
Khác với một giáo viên được đào tạo bài bản với bằng cấp sư phạm. Tuy nhiên, mentor là người có kiến thức, kinh nghiệm trong một lĩnh vực bất kỳ. Chẳng hạn, trong các chương trình thực tế tìm kiếm người mẫu, ca sĩ, các tiền bối của lĩnh vực này sẽ được mời vào vị trí “ghế nóng” để làm mentor của các thí sinh.
Tương tự, khi một bạn trẻ muốn theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình, trong ngành Báo chí, Truyền thống hay Khoa học Kỹ thuật đều có thể cần đến một mentor là người lâu năm trong nghề để dẫn dắt. Mentor có thể là người chỉ dạy bạn cả về chuyên môn và những bài học thực tế, giúp bạn tìm kiếm, mở rộng network,…
Đặc biệt, với mục tiêu du học, bạn sẽ cần đến một mentor là người có kinh nghiệm thực tế và có khả năng dìu dắt bạn trên hành trình của mình. Mentor sẽ là người bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bạn như năng lực trả lời phỏng vấn, kỹ năng trình bày trước đám đông hay trau dồi năng lực học thuật cho bạn. Mentor cũng sẽ là người cùng bạn tìm kiếm môi trường học tập phù hợp tại nước ngoài, liên hệ với các trường học để đảm bảo cho bạn một môi trường học tập, sinh sống an toàn khi du học.
2. Khi nào bạn cần một mentor?
Thông thường, nhiều định kiến cho rằng mentor chỉ thật sự cần cho những ai “không biết phải làm gì”. Thực tế, ngay cả khi chúng ta đã hoạch định được cuộc đời mình với những kế hoạch thì cũng không thể lường được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực thi những dự định. Đặc biệt, với các bạn học sinh – sinh viên, các bạn là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và việc ấp ủ những ước mơ quá mức bay bổng sẽ khiến bạn dễ thất vọng khi hiện thực không như mơ. Đây chính là lúc vai trò của mentor phát huy. Vốn là một người từng trải, các mentor sẽ bằng kinh nghiệm cá nhân của mình, đưa ra lời khuyên, giải pháp để bạn “an toàn bay cao” và đạt được những mục tiêu của mình thật dễ dàng. Đồng nghĩa, lựa chọn đồng hành cùng một mentor sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức nhờ một chiến lược thông minh. Với bạn, “work smart” với một người Thầy giỏi hay “work hard” riêng mình mới là lựa chọn tối ưu?
Bên cạnh đó, với những bạn chưa có một hình dụng cụ thể về con đường mình đi, bạn nhất thiết cần có một mentor. Ở đây, mentor không chỉ là một người Thầy mà còn là Bạn của bạn, người thấu hiểu cá tính, năng lực của mentee và có thể giúp “học trò” của mình tỏa sáng theo cách riêng. Có một sự thật là, không phải bạn trẻ nào cũng biết mình nên làm gì và có thể là gì. Rất nhiều tiềm năng của chính bạn đã bị bỏ qua vì những thang đo năng lực truyền thống như điểm số, thành tích học thuật,… Do đó, việc có riêng một mentor là người nắm bắt và trân trọng cái tôi của riêng bạn là vô cùng cần thiết. Lúc này, mentor chính là người giúp bạn trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của chính mình bằng cách khai phá, tô điểm cho viên ngọc thô sơ bên trong bạn.
3. Định nghĩa một mentor tốt
Giả sử, với hai lớp học như sau, bạn sẽ tình nguyện tham gia vào giờ học nào?
- Một, lớp học của một Giáo sư đầu ngành nhưng nổi tiếng vì sự cọc cằn, hay quát mắng, luôn áp đặt quan điểm.
- Hai, giờ học của một giáo viên không có bằng cấp xuất chúng, luôn bắt đầu lớp học bằng một lời chào, chia sẻ bài học bằng giọng điệu dí dỏm, thường chú ý đến từng cá nhân trong lớp học.
Với lựa chọn thứ nhất, xin chia buồn vì nếu bạn có kỳ vọng như trên về một mentor tốt!
Thực tế, định nghĩa về một mentor không thể đánh giá qua bằng cấp. Bởi lẽ, bằng cấp hay học hàm, học vị chỉ có thể đánh giá một người trên phương diện học thuật. Trong khi đó, những danh xưng này không thể đảm bảo khả năng truyền đạt hay giảng dạy của một người Thầy. Nói cách khác, bằng cấp chỉ bảo đảm rằng đó là một người “học giỏi” thay vì “dạy giỏi” – điều bạn tìm kiếm ở một mentor.
Dù kiến thức chuyên môn vô cùng quan trọng nhưng năng lực cố vấn và đào tạo còn phụ thuộc vào khả năng truyền đạt của các mentor. Thế nhưng, để có thể truyền đạt tốt, một người cần biết cách lắng nghe, lắng nghe để thấu hiểu người đối diện mình cần gì và mình nên làm gì với đối phương. Sự kiên nhẫn trong việc lắng nghe mentee của mình sẽ giúp các mentor lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất cho các học trò. Có như vậy, mentor mới phát huy được vai trò của mình – nâng cấp mentee của mình trở thành phiên bản tốt hơn. Bên cạnh đó, một mentor tốt phải là người cân bằng được thái độ ủng hộ dành cho các học trò và sự quyết liệt trong định hướng để đảm bảo các mentee không mắc sai lầm.
4. Điều gì làm nên một mentorship chất lượng?
- Sympathy (Sự đồng cảm): Có thể hình dung các mentor như một “bác sĩ tâm lý” của các học trò. Tức là, mentor phải thấu hiểu và đồng cảm với các mentee. Hơn cả việc hiểu về năng lực, mong muốn của học trò, các mentor cần hiểu rõ về vấn đề mà học sinh mình đang gặp phải để đưa ra giải pháp phù hợp. Ngược lại, các mentee cũng nên thể hiện sự thông cảm với các mentor và hạn chế những kỳ vọng quá mức thần thánh đối với năng lực của mentor.
- Trust (Sự tin tưởng): Giống như mọi mối quan hệ khác, quan hệ của mentor – mentee cũng cần xây dựng trên niềm tin. Ở đây, các mentor cần tin vào năng lực của học trò mình, tin tưởng để cùng các bạn hiện thực hóa những ước mơ. Ngược lại, các mentee khi đã tìm đến mentor thì cần tin vào khả năng của Thầy Cô mình, rằng Thầy Cô có thể giúp mình với những giải pháp tốt nhất.
- Respect (Sự tôn trọng): Tùy theo tính cách của Thầy và Trò mà quan hệ mentor-mentee có thể không cần quá khuôn phép. Dù vậy, sự tôn trọng là cần thiết. Điều này thể hiện rõ qua việc người dạy đáp ứng được những nhu cầu của người học và ngược lại, các mentee thực hiện những “giao kèo” của mình với mentor nhằm đảm bảo kết quả cuối cùng.
5. Bạn có thể tìm thấy điều gì ở các mentor tại SHAPE?
- Đội ngũ mentor tại SHAPE là các Thầy Cô du học và làm việc từ nước ngoài trở về. Không chỉ có kinh nghiệm du học thực tế, các mentor còn có bề dày thành tích học thuật và đã đảm nhận vai trò mentor trong 10 năm.
- Các mentor làm việc trong nhiều lĩnh vực, từ ngành Tài chính, Ngôn ngữ đến Thiết kế, F&B và đặc biệt là ngành Giáo dục.
- Các mentor có kiến thức về Sư phạm chính quy và có hiểu biết về Tâm lý học, đảm bảo sẽ đem đến những giờ học chất lượng, “hợp cạ” với mọi đối tượng mentee.